Cách trị hăm cho bé

 Hăm đít là hiện tượng sưng tấy da ở đít một em bé. Chứng này có thể xuất hiện khi đít em bé ở trong tã dơ quá lâu, bởi vì khi nước tiểu và phân bị phân hủy, amoniac được phóng thích ra, khiến cho da bị phỏng và tấy lên. Hăm đít cũng có thể là do dị ứng với bột giặt hay thuốc tẩy vải sợi được sử dụng khi giặt tã. Một loại ban đỏ tương tự cũng có thể do bệnh nhiễm nấm đường tiêu hóa, thường bắt đầu từ miêng những có thể lan cùng khắp cơ thể và tác động vào da quanh hậu môn.

Em bé bị hăm và cách xử lý dành cho cha mẹ- sức khỏe cho bé

Hăm đít là gì?

Hăm đít là hiện tượng sưng tấy da ở đít một em bé. Chứng này có thể xuất hiện khi đít em bé ở trong tã dơ quá lâu, bởi vì khi nước tiểu và phân bị phân hủy, amoniac được phóng thích ra, khiến cho da bị phỏng và tấy lên. Hăm đít cũng có thể là do dị ứng với bột giặt hay thuốc tẩy vải sợi được sử dụng khi giặt tã. Một loại ban đỏtương tự cũng có thể do bệnh nhiễm nấm đường tiêu hóa, thường bắt đầu từ miêng những có thể lan cùng khắp cơ thể và tác động vào da quanh hậu môn.

Các chiệu chứng

– Da đỏ, lấm tấm, trông có vẻ đau rát trong vùng tã lót

– Mùi amoniac khai bốc ra từ tã lót em bé

Bạn có thể làm gì?

1. Mua kem chống hăm đít (có bán ở hầu hết các cửa hàng thuốc) và xức khi bạn thay tã lót cho bé, để làm cho da đỡ tấy và mau lành.

2. Thường xuyên thay tã lót cho bé, làm sạch và lau khô toàn bộ vùng mông bẹn mỗi khi thay tã. Bên trong tã bằng vải nên lót thêm một lớp lót nào rất thấm nước.

3. Khi nào có thể được thì nên để cho em bé nằm trên tã để cho đít được thoáng khí. Không dùng quần bằng nhựa mặc chồng lên tã lót bằng vải sợi cho đến khi hết hăm đít vì như vậy sẽ bí không khí không lưu thông vào tới mông em bé.

4. Không dùng tã xà phòng giặt sinh học hay thuốc tẩy vải sợi để giặt tã em bé vì chúng có thể gây dị ứng. Giũ, xả nước tã em bé thật kỹ.

5. Tìm xem có đốm trắng trong miếng em bé không. Nếu có, bé có thể bị nhiễm nấm miệng.

Kêu bác sĩ nếu

– Chứng hăm kéo dài hơn hai ngày

– Bạn nghĩ là em bé bị nấm miệng.

Bác sĩ có thể làm gì?

Có thể bác sĩ kê toa cho dùng một kem kháng sinh nếu chứng hăm trở nên nhiễm trùng (bội nhiễm) hoặc cho một kem chống nấm nếu bé bị nấm miệng.

Các phương pháp giúp bé không bị hăm tã

Để tránh cho con bị hăm, bạn nên sử dụng loại tã thông thoáng và mềm mại, chú ý vách chống tràn của tã khi chọn mua sản phẩm.

Tã có vách chống tràn mềm sẽ giúp con bớt cọ xát, mẩn ngứa. Mặt tiếp xúc làm bằng chất liệu thông thoáng mềm mỏng cũng giúp trẻ dễ chịu hơn trong sinh hoạt. Môi trường ẩm ướt kéo dài khiến không khí không được lưu thông qua lớp tã, bỉm.

Nước tiểu ứ đọng quá lâu là môi trường tốt cho sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn. Do đó, các bé không được thay tã thường xuyên dễ bị tiếp xúc với vi khuẩn gây ngứa ngáy. Sự cọ xát gây tổn thương da làm vi trùng dễ xâm nhập.

Các bậc phụ huynh nên thay tã cho bé thường xuyên 4 tiếng một lần, tối đa là 6 tiếng và nên thay ngay sau khi bé đi ngoài. Cần lau sạch khi bé đi vệ sinh bằng khăn giấy chuyên dụng để tránh sự tích tụ vi khuẩn và cho bé để da trần 15 phút trước khi tiếp tục thay tã mới.

Ngoài ra, bạn có thể bôi kem chống hăm khi làn da bé khô ráo, sau đó mới mặc tã. Thói quen quấn kín mít cho trẻ khiến các bé đổ mồ hôi dễ làm cho bé bị hăm tã ngay cả ở trong mùa lạnh.

Ở các vùng da nhiều nếp gấp như kẽ mông, bẹn, đùi, nên xoa lớp kem hoặc dầu mỏng để tạo màng bảo vệ cho trẻ. Ngoài ra, cần tránh không để nước tiểu và phân ngấm vào da bé. Không nên xoa phấn rôm bởi phấn chỉ có tác dụng hút ẩm, nhưng lại làm bít tắc lỗ chân lông khiến bé càng dễ bị hăm.

Đối với các mẹ dùng tã vải cho bé, xà phòng và các chất tẩy rửa khi giặt tã cũng có thể là nguyên nhân khiến con bị kích ứng và mẩn ngứa.

 Tags: Trị hăm cho bé, chăm sóc da cho bé, chăm sóc da trẻ em, chăm chóc da trẻ sơ sinh, chăm sóc da trẻ nhỏ, chăm sóc da trẻ sơ sinh mùa hè

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *